Địa lý Los_Angeles

Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích 498,3 dặm vuông (1.290,6 km²), 469,1 dặm vuông (1.214.9 km²) là diện tích đất và 29,2 dặm vuông (75,7 km²) là diện tích mặt nước, diện tích mặt nước chiếm 5,86%.Khoảng các cực bắc và cực nam là 44 dặm (71 km), khoảng các giữa cực đông-tây là 29 dặm (47 km), và chiều dài của biên giới thành phố là 342 dặm (550 km). Diện tích đất lớn thứ 9 trong các thành phố của Hoa Kỳ lục địa. Điểm cao nhất của Los Angeles là Đỉnh Sister Elsie (5.080 feet) thuộc phía xa về phía Tây Bắc của Thung Lũng San Fernando thuộc một phần của rặng núi Lukens. Sông Los Angeles là một con sông phần lớn là theo mùa chảy xuyên qua thành phố có thượng nguồn ở Thung lũng San Fernando. Suốt chiều dài của sông hoàn toàn bị kè bằng bê tông. Vùng Los Angeles khá phong phú về các loài thực vật bản địa. Với những bãi biển, đụn cát, vùng đất ngập nước, đồi, núi và sông, khu vực này chứa đựng một số quần cư sinh vật quan trọng. Khu vực rộng nhất là thảm thực vật bụi cây xô thơm ven biển bao bọc các sườn đồi ở chaparral dễ bắt lửa. Các loại cây bản địa bao gồm: California poppy, matilija poppy, toyon, coast live oak, giant wild rye grass, và hàng trăm loại khác. Thật không may, nhiều loài cây bản địa quá hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng như hoa hướng dương Los Angeles,...

Có nhiều loài hoa lạ và những cây có hoa nở hoa quanh năm với màu sắc huyền ảo và đa dạng,...

Địa chất

Los Angeles chịu động đất do gần đường đứt gãy San Andreas, cũng như các rãnh đứt nhỏ hơn San Jacinto và Banning. Trận động đất lớn gần đây nhất là Trận động đất Northridge 1994, có tâm chấn ở phía Bắc Thung lũng San Fernando. Chưa đến hai năm sau sau khi các bạo loạn 1992, Trận động đất Northridge đã là một cú sốc lớn cho dân Nam California và gây thiệt hại vật chất lên đến hàng tỷ dollar Mỹ. Các trận động đất khác ở khu vực Los Angeles bao gồm Trận động đất Whittier Narrows 1987, Trận động đất Sylmar 1971, và Trận động đất Long Beach 1993. Tuy nhiên, phần lớn các trận động đất là khá nhỏ. Nhiều khu vực ở Los Angeles trải qua từ một đến hai trận động đất nhỏ mỗi năm nhưng không có thiệt hại. Các dư chấn rất khó cảm nhận mà chỉ thông qua máy đo địa chấn được ghi nhận hàng ngày. Nhiều phần của thành phố cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sóng thần Thái Bình Dương; các khu vực bến cảng đã từng bị hư hại bởi các đợt sóng từ Trận động đất Đại Chile năm 1960.

Cảnh quan thành phố

Thành phố được chia ra nhiều khu dân cư, nhiều trong số đó đã bị sáp nhập vì thành phố ngày càng được mở rộng. Cũng có nhiều thành phố độc lập bên trong và xung quanh Los Angeles, nhưng các thành phố này thường được xếp nhóm vào thành phố Los Angeles, do Los Angeles nuốt chửng hoặc nằm bên trong vùng lân cận của nó.

Nói chung, thành phố được chia ra các khu vực sau: Trung tâm L.A., Đông L.A., Nam Los Angeles, Khu vực Cảng, Hollywood, Wilshire, Westside, và San Fernando và các thung lũng Crescenta.

Một vài cộng đồng của Los Angeles bao gồm Bãi biển Venice...

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Los Angeles (1981−2010)
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °F (°C)95
(35)
95
(35)
99
(37)
106
(41)
102
(39)
111
(44)
109
(43)
106
(41)
113
(45)
108
(42)
100
(38)
91
(33)
113
(45)
Trung bình cao °F (°C)68,2
(20.1)
68,5
(20.3)
70,2
(21.2)
72,7
(22.6)
74,5
(23.6)
78,1
(25.6)
83,1
(28.4)
84,4
(29.1)
83,1
(28.4)
78,4
(25.8)
72,9
(22.7)
67,6
(19.8)
75.2
(24,0)
Trung bình thấp, °F (°C)47,8
(8.8)
49,3
(9.6)
51,1
(10.6)
53,4
(11.9)
57,0
(13.9)
60,3
(15.7)
63,7
(17.6)
64,0
(17.8)
63,1
(17.3)
58,6
(14.8)
52,0
(11.1)
47,5
(8.6)
55.8
(13,2)
Thấp kỉ lục, °F (°C)28
(−2)
28
(−2)
30
(−1)
36
(2)
39
(4)
46
(8)
48
(9)
48
(9)
45
(7)
39
(4)
34
(1)
30
(−1)
28
(−2)
Giáng thủy inch (mm)3.118
(79.2)
3.799
(96.5)
2.429
(61.7)
0.909
(23.1)
0.26
(6.6)
0.091
(2.3)
0.012
(0.3)
0.039
(1.0)
0.24
(6.1)
0.661
(16.8)
1.039
(26.4)
2.331
(59.2)
14,929
(379,2)
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.25 cm)6.16.45.53.21.30.60.30.31.02.53.35.235,7
Số giờ nắng trung bình hàng tháng225.3222.5267.0303.5276.2275.8364.1349.5278.5255.1217.3219.43.254,2
Nguồn: NOAA (sun 1961–1990)[2][3][4]

Các vấn đề môi trường

Các ngọn đồi của Công viên Griffith với sương khói và khu buôn bán L.A. phía sau

Do vị trí địa lý, Los Angeles nhạy cảm với đảo ngược khí quyển, ô tô là phương tiện chính và cộng với phức hợp cảng L.A./Long Beach, thành phố chịu ô nhiễm không khí dưới dạng khói mù. Lòng chảo Los Angeles và Thung lũng San Fernando giữ lại khói của xe ô tô, xe tải chạy diesel, tàu thủy, và các động cơ đầu máy xe lửa cũng như công nghiệp chế tạo và các nguồn khác. Ngoài ra, nước ngầm đang bị đe dọa gia tăng bởi MTBE từ các trạm xăngperclorat từ nhiên liệu rocket. Không như các thành phố khác nhờ mưa để rửa sạch khói mù, Los Angeles chỉ nhận được 15 inches (380 mm) mưa mỗi năm, do đó khói mù có thể tích tụ tăng lên liên tục mỗi ngày. Điều này đã khiến cho bang California tìm kiếm các loại xe cộ có chất thải ít. Nhờ đó, mức ô nhiễm đã giảm trong những thập kỷ gần đây..